Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ngôi nhà thông minh

Sự bùng nổ của IoT (Internet of things) cho phép các thiết bị kỹ thuật số trong nhà bạn đều có thể kết nối và điều khiển từ xa thông qua ứng dụng hệ sinh thái nhà thông minh. Nguyên tắc hoạt động của ngôi nhà thông minh là kết nối với nhau và hoạt động tương tác lẫn nhau chứ không riêng lẻ từng cái một.

cau-tao-va-nguyen-tac-hoat-dong-cua-ngoi-nha-thong-minh-so-1.jpg
Nhà thông minh xây dựng và phát triển nhằm tạo ra môi trường sống tối ưu cho người dùng

Cấu tạo và phân loại ngôi nhà thông minh

Cấu tạo cơ bản của một hệ thống nhà thông minh

Nhà thông minh xây dựng và phát triển nhằm tạo ra môi trường sống tối ưu và tốt nhất cho các gia đình hiện đại ngày nay, giảm tải khối lượng công việc bạn cần làm một cách thủ công. Một ngôi nhà thông minh cơ bản sẽ bao gồm những thành phần như sau: 

  • Trung tâm điều khiển: Đây được xem là bộ não điều khiển của ngôi nhà có nhiệm vụ kết nối các thiết bị với nhau, điều khiển toàn bộ hệ thống nhà. 
  • Các thiết bị đầu cuối tạo nên hệ thống nhà: Đây là những vật dụng điện – điện tử trong nhà như cửa ra vào, khóa cửa thông minh, cổng, hệ thống điều hòa, rèm cửa, đèn chiếu sáng, quạt thông gió, tivi, bếp, hệ thống camera giám sát,…

Để một ngôi nhà thông minh hoạt động trơn tru, khoa học, người dùng sẽ tiến hành cài đặt các thiết bị và cho trung tâm điều khiển học lệnh của tất cả các thiết bị đó. Những quy trình này không mất nhiều thời gian và đều được hướng dẫn chi tiết trong tài liệu kèm theo để kể cả người không am hiểu về công nghệ cũng có thể tự thực hiện được mà không phải khi nào cũng cần đến một nhân viên kỹ thuật. 

Xem thêm bài viết:  Thông tin thị trường hiện nay: Giá bán khóa cửa vân tay bao nhiêu?

Sau khi hoàn tất cài đặt và kết nối cơ bản, bạn sẽ được hướng dẫn để tạo ra các hệ thống và không gian thông minh riêng phù hợp với sở thích và hoàn cảnh của gia đình nhằm giúp bạn điều khiển tất cả các thiết bị đã được kết nối do mình tự set up. 

Phân loại hệ thống nhà thông minh hiện nay

Thị trường hiện nay cung cấp 2 hệ thống nhà thông minh là có dây và không dây. 

  • Nhà thông minh có dây thì các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây điện hoặc dây cáp.
  • Nhà thông minh không dây thì các thiết bị được kết nối với nhau bởi sóng như Z-wave, Zigbee, Bluetooth, Wifi,… qua bộ xử lý trung tâm. 
cau-tao-va-nguyen-tac-hoat-dong-cua-ngoi-nha-thong-minh-so-2.jpg
Thị trường hiện nay cung cấp 2 hệ thống nhà thông minh là có dây và không dây.

Nhà thông minh có dây

Nhà thông minh có dây có kết nối nhanh và ổn định, đảm bảo kết nối cho cả những công trình lớn, khả năng truyền tải mạnh mẽ và hạn chế rủi ro chập điện. 

Tuy nhiên ở nhà thông minh có dây cần phải đục tường để đi dây nên tính thẩm mỹ không cao, mất nhiều thời gian thi công, đòi hỏi phải có những người thợ chuyên môn cao lắp đặt, giá thành đầu tư cao hơn so với hệ thống không dây cũng như hó khăn trong việc thay đổi và nâng cấp sau này. 

Nhà thông minh không dây

Hệ thống không dây có giá thành rẻ nên phù hợp với điều kiện kinh tế của người Việt Nam hơn. Hệ thống không dây nên dễ dàng thay đổi và nâng cấp, thời gian thì công nhanh, dễ dàng lắp đặt và có thể tương thích với mọi ngôi nhà dù đang xây hay đã sử dụng lâu và muốn chuyển sang nhà thông minh. 

Xem thêm bài viết:  Nguyên lý hoạt động của khóa cửa vân tay 2 chiều

Tuy nhiên hệ thống nhà không dây có tốc độ phản hồi chậm hơn so với hệ thống nhà có dây, nhưng không quá rõ rệt nếu sử dụng kết nối Zigbee hay Z-wave. Một số thiết bị đòi hỏi thay thế pin trong quá trình sử dụng và phụ thuộc vào bộ xử lý trung tâm, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức cơ bản khi lắp đặt.

Nguyên tắc hoạt động của ngôi nhà thông minh

Nguyên tắc hoạt động của ngôi nhà thông minh (Smart home) là cho pháp gia chủ của ngôi nhà có thể điều khiển các thiết bị điện – điện tử trong hệ sinh thái thông qua điện thoại hay máy tính bảng thông minh mà không cần trực tiếp thực hiện theo cách cơ học (lao động thủ công) như những ngôi nhà truyền thống bình thường. 

Nhà thông minh có hệ thống điều khiển ứng dụng công nghệ cao kết nối internet gọi là Internet Protocol (IP) cho phép thực hiện những điều này. Mọi thứ trong ngôi nhà sẽ được được kết nối và sử dụng Wifi thông qua địa chỉ IP của nó để truyền thông tin đến bộ định tuyến (bộ phận đầu não) và được điều khiển từ bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

cau-tao-va-nguyen-tac-hoat-dong-cua-ngoi-nha-thong-minh-so-3.jpg
Nhà thông minh có hệ thống điều khiển ứng dụng công nghệ cao kết nối internet gọi là Internet Protocol (IP)

Nhà thông minh còn có bộ phận cảm biến để có thể tự động cập nhật, đo lường thường xuyên sự biến đổi và chuyển hóa thành tín hiệu điện gửi thông tin đến trung tâm điều khiển thông qua sóng RF → trung tâm điều khiển sẽ thu thập dữ liệu, phân tích và tìm ra một mẫu số chung để thông tin được truyền tải một cách nhanh và chính xác nhất. 

Xem thêm bài viết:  Cửa Nhôm Tấm - Xu Hướng Vật Liệu Mới 2024

Đây là lý do bạn có thể quan sát và kiểm soát mọi ngóc ngách trong căn nhà của mình và điều khiển chủng chỉ bằng một ứng dụng trên smartphone hay máy tính bảng. 

Tổng kết 

Như vậy công nghệ nhà thông minh ngày càng phát triển tối ưu và tiện lợi cho người sử dụng, trên đây khóa điện tử Dillock cũng đã thông tin nguyên tắc hoạt động của ngôi nhà thông minh

Tìm hiểu kỹ nhu cầu của gia đình thì chỉ cần một khoảng chi phí vừa phải hợp lý, bạn đã có thể sở hữu hệ sinh thái nhà thông minh tiên tiến, hiện đại cho gia đình mình. Nhà thông minh sẽ vận hành như một vị quản gia lành nghề, giúp bạn kiểm soát mọi thứ trong không gian sống của mình.

Tham khảo bài viết: Những tiện ích từ giải pháp nhà thông minh thực tế